Thực dân Courland
Thực dân Courland

Thực dân Courland

Thực dân Courland (tiếng Latvia: Kurzemes kolonijas) là nỗ lực mở rộng chủ nghĩa thực dân ra bên ngoài chính quốc của Công quốc Courland và Semigallia (tiếng Latvia: Kurzemes un Zemgales hercogiste). Từ năm 1637, thực dân từ công quốc này đã xây dựng các thuộc địa ở khu vực cửa sông Gambia (Tây Phi) và đảo Tobago (khu vực Trung Mỹ). Do thiếu nguồn lực, việc mở rộng đã chấm dứt vào năm 1690.Courland nằm ở vùng Baltic, có dân số chỉ 200.000 người, chủ yếu là người gốc Latvia, Đức và Scandinavia. Công quốc này là một chư hầu của Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva. Dưới thời công tước Jacob (cai trị từ 1642 đến 1682), một người gốc Đức, Courland đã thành lập một trong những hạm đội buôn bán lớn nhất ở châu Âu, với các cảng chính ở Windau (Ventspils ngày nay), và Libau (Liepāja ngày nay). Sau những chuyến du hành tới Tây Âu, Công tước Jacob đã trở thành người đề xướng hăng hái chủ nghĩa trọng thương. Cơ khí và đóng tàu trở nên phát triển mạnh mẽ dưới quyền công tước. Quan hệ thương mại được thành lập không chỉ với các nước lân cận, mà còn với Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha và các nước khác.